Viễn thị là gì? Cách khắc phục tật viễn thị
Viễn thị là một trong những tật khúc xạ mà nhiều người mắc phải. Viễn thị gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống. Vậy viễn thị là gì và đâu là cách khắc phục Cùng Mắt Việt tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Viễn thị là gì?
Viễn thị là tình trạng mắt không thể nhìn rõ các vật ở gần, nhưng lại có thể nhìn rất rõ các vật thể ở xa. Trong một số trường hợp viễn thị nghiêm trọng, bạn chỉ có thể nhìn thấy những thứ ở khoảng cách rất xa nhưng gần thì không.
Viễn thị bẩm sinh: Viễn thị là tật khúc xạ có thể di truyền trong gia đình. Một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị. Một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn, số khác có thể bị viễn thị tiến triển, cần điều chỉnh bằng kính.
Dấu hiệu của viễn thị
Đau đầu hoặc mỏi mắt
Bạn thường nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở cự ly gần.
Trẻ em thường đọc sách khó khăn, hay đưa sách tới gần mắt do điều tiết quá độ. Nhức đầu vào lúc tan học.
Viễn thị có thể gây biến chứng lé trong đối với trẻ em và lão thị sớm ở người lớn.
Nếu bạn vẫn có những triệu chứng này khi đang đeo kính hoặc kính áp tròng, bạn có thể cần khám mắt và một đơn thuốc mới.
Nguyên nhân gây tật viễn thị
Nhãn cầu của người viễn thị ngắn hơn bình thường, làm cho các tia sáng đi vào mắt sẽ hội tụ ở sau võng mạc chứ không phải ngay trên võng mạc.
Yếu tố di truyền có vai trò khá quan trọng vì bạn sẽ dễ bị viễn thị hơn nếu cha mẹ của bạn cũng bị viễn thị.
Ngoài ra cũng có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng như chấn thương do va chạm làm thay đổi khúc xạ, thiếu chất dinh dưỡng hoặc môi trường làm việc chất lượng thấp…
Đôi khi người ta nhầm lẫn viễn thị với lão thị, lão thị cũng gây ra các vấn đề về thị lực khi nhìn gần, xảy ra ở những người trên 40 tuổi vì các lý do khác nhau.
Cách khắc phục tật viễn thị
Sử dụng kính hoặc kính áp tròng theo toa để thay đổi đường tia sáng uốn cong vào trong mắt.
Nếu toa kính của bạn bắt đầu với các số đo độ cầu là cộng, chẳng hạn +2.50 thì bạn đã bị viễn thị. Bạn có thể luôn cần đeo kính hoặc kính áp tròng hoặc chỉ cần đeo khi đọc sách, làm việc với máy tính hoặc làm các công việc khác ở cự ly gần.
Khi bị viễn nặng, hãy chọn tròng kính chiết suất cao. Những tròng kính này mỏng, nhẹ và thẩm mỹ hơn.
Các tròng kính viễn dành cho trẻ em nên được làm bằng vật liệu polycarbonate vì vừa nhẹ, vừa chống va đập tốt.
Ngoài ra, nếu bạn phải đi lại hay làm việc ngoài trời nhiều, tròng kính đổi màu sẽ là lựa chọn tối ưu cho đôi mắt bạn.
Kết hợp việc đeo kính với chế độ luyện tập mắt để làm giảm độ viễn thị. Trẻ em nên tham gia các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện…, mục đích là làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị (cận thị hóa viễn thị).
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bảo vệ đôi mắt và tầm nhìn của mình với một số mẹo nhỏ sau:
Khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để điều chỉnh kính cho phù hợp với sự tiến triển của viễn thị.
Kiểm soát các bệnh mạn tính như tiểu đường hay tăng huyết áp vì chúng có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn;
Áp dụng lối sống lành mạnh, thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi, tránh hút thuốc để bảo vệ mắt. Bạn cũng cần nhớ nên học tập và làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng.
Thực hiện chế độ ăn uống với những thực phẩm tốt cho sức khỏe mắt.
Vừa rồi là những sự thật về tật Viễn thị, Mắt Việt hy vọng có thể giúp ích được bạn thông qua bài viết trên. Mọi thắc mắc khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 1900 6081 hoặc Fanpage www.facebook.com/Matviet.vn