Cách đọc bảng kiểm tra thị lực chính xác, chuẩn nhất năm 2023
Hiện nay, phương pháp đo mắt bằng bảng được áp dụng hầu hết ở các bệnh viện, phòng khám mắt. Vậy làm thế nào để kiểm tra thị lực đúng cách nhất? Hãy cùng tìm hiểu về các loại bảng đo mắt, cũng như cách đọc bảng kiểm tra thị lực chính xác, chuẩn nhất năm 2023 ngay sau đây nhé.
Quy trình đo thị lực chuẩn nhất 2023
Quy trình đo thị lực chuẩn nhất 2023 tại được thực hiện trong 12 bước sau đây:
- Hỏi bệnh sử: Nắm bắt tình trạng chung của mắt.
- Đo thị lực: Xác định thị lực của từng mắt.
- Đo độ kính cũ: Để đánh giá thị lực kính cũ chính xác hơn so với tình trạng mắt hiện tại.
- Đo PD: Xác định khoảng cách giữa 2 tâm mắt.
- Đo máy khúc xạ tự động (Auto Rx): Thực hiện kiểm tra các thông số thị lực của mắt với công nghệ hiện đại.
- Độ cầu tối ưu (BVS – Best Vision Sphere): Tùy chỉnh và lựa chọn độ cầu thích hợp cho mắt.
- Tinh chỉnh độ loạn – trục loạn: Chỉnh độ loạn chính xác sẽ cải thiện thị lực của khách hàng.
- Độ cầu tối ưu (BVS) lần 2: Đưa bảng thị lực về dòng thị lực tối đa để xác định chắc chắn đồ cầu tối ưu cho mắt.
- Cân bằng hai mắt: Đảm bảo 2 mắt có thị lực ngang nhau.
- Đo độ Add: Sử dụng phương pháp “Range of Clear Vision”: Xác định vùng nhìn rõ để tìm ra độ Add thích hợp cho người lão thị.
- Tư vấn toa kính: Giải đáp các vấn đề thắc mắc và nhu cầu của khách hàng, đưa ra lời khuyên hữu ích để chăm sóc và bảo vệ đôi mắt trong thói quen sinh hoạt hàng ngày.
- Tư vấn giải pháp thị lực: Tư vấn giải pháp tốt nhất để lựa chọn tròng mắt phù hợp cho nhu cầu của từng người.
Các loại bảng kiểm tra thị lực được dùng nhiều nhất hiện nay
Bảng đo thị lực chữ C
Bảng đo thị lực chữ C hay còn gọi là Vòng hở Landolt, thường được sử dụng với trẻ em hoặc người không biết chữ. Gọi là bảng đo thị lực chữ C vì đây là bảng đo bao gồm các vòng tròn hở trông như chữ C được xếp thành 11 dòng với kích thước từ lớn đến nhỏ. Bên cạnh đó, tại các phần hở đó được xoay theo 4 hướng trên dưới và trái phải. Cách đọc bảng đo thị lực chữ C cũng rất đơn giản, người kiểm tra chỉ cần đọc đúng chiều xoay của chữ C từ vị trí cách xa 5m.
Bảng chữ cái cận thị chữ E
Một bảng chữ cái kiểm tra thị lực khác thường được sử dụng là bảng chữ cái cận thị chữ E hay còn gọi là Armaignac. Bảng đo này dùng được cho tất cả các đối tượng, đặc biệt rất phù hợp với các em nhỏ và người không biết chữ. Bảng đo này chỉ bao gồm chữ E theo nhiều chiều hướng được sắp xếp lẫn lộn vào nhau. Bảng đo này gồm các dòng với kích thước từ lớn đến nhỏ.
Cách đọc bảng kiểm tra thị lực chữ E chính xác là người được kiểm tra cũng đứng ở vị trí cách bảng 5m và phải đọc đúng được chiều của chữ E. Ngoài ra, còn một cách đọc bảng kiểm tra thị lực chữ E đó là bạn sẽ được sử dụng miếng nhựa có hình chữ E và xoay chiều chúng theo vị trí được chỉ trên bảng.
Bảng đo mắt cận thị Snellen
Bảng đo mắt cận thị Snelle dành cho những người biết chữ, bảng đo gồm 11 dòng với các chữ cái được viết in hoa. Chúng được sắp xếp ngẫu nhiên với nhau và theo kích thước từ lớn đến nhỏ. Cũng giống như cách đọc bảng kiểm tra thị lực khác là người kiểm tra đứng cách vị trí bảng 5m và đọc đúng lần lượt từng chữ cái trên bảng đo theo chỉ dẫn của người kiểm tra.
Bảng đo thị lực hình
Bảng đo thị lực hình được thiết kế với các hình ảnh con vật, đồ vật gần gũi đối với các em nhỏ hiếu động và người không biết chữ. Kích thước hình ảnh các con vật, đồ vật cũng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và xếp thành các hàng ngang. Người được đo cần chỉ đúng tên con vật hoặc đồ vật theo thứ tự từ trên xuống dưới cho đến khi không đọc được nữa.
Bảng cận thị Parinaud
Bảng đo thị lực Parinaud là bảng đo thị lực khá thông dụng được nhiều bệnh viện, phòng khám và cơ sở cắt kính sử dụng. Parinaud bao gồm các kí tự chữ cái và các số thị lực cụ thể. Khoảng cách cho cách đọc bảng kiểm tra thị lực Parinaud chính xác là từ 30 – 35cm và đọc lần lượt các ký tự từ trên xuống dưới.
Bảng đo thị lực dạng thẻ
Bảng đo này bao gồm các bảng đo thị lực chữ C, E, Snellen với kích thước nhỏ theo đúng quy ước để dùng đo thị lực nhìn gần và mỗi dòng đều có ghi số thị lực cụ thể. Người kiểm tra cầm thẻ ở khoảng cách từ 30 – 35cm và đọc lần lượt ký hiệu có trên thẻ theo hướng dẫn.
Cách đọc bảng kiểm tra thị lực chính xác, chuẩn nhất
Người cần khám mắt ngồi cách bảng đo mắt khoảng tầm 5m, giữ lưng thẳng. Bài kiểm tra được thực hiện bằng cách: che một mắt – mắt còn lại quan sát bảng kiểm tra thị lực. Người hướng dẫn sẽ lần lượt chỉ từng chữ cái (hoặc hình vẽ) theo thứ tự từ trên xuống và từ trái sang phải. Dừng lại khi người bệnh không còn đọc được nữa.
- Nếu thị lực của bạn bình thường, mắt sẽ đọc được tất cả các chữ ở hàng số 8. Nghĩa là mắt bạn có tầm nhìn 20/20.
- Nếu mắt bị tật khúc xạ hay bị bệnh lý nào đó thì chỉ có thể đọc rõ nhất ở hàng số 5.
- Riêng các dòng từ số 9, 10, 11 ít được dùng vì nếu đọc rõ ở khoảng cách 5m thì chứng tỏ tầm nhìn của bạn còn rất tốt.
Bao lâu thì nên kiểm tra thị lực một lần?
Việc khám mắt cần phải được kiểm tra định kỳ, bất kể cho trẻ em hay người lớn để đảm bảo chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho đôi mắt hoặc can thiệp kịp thời khi gặp các vấn đề về mắt.
- Với trẻ em: Cha mẹ nên chú ý đưa trẻ đi kiểm tra định kỳ 3 – 6 tháng/lần, do mắt trẻ đang trong quá trình điều tiết dự trữ. Bên cạnh đó, việc kiểm tra mắt định kỳ giúp cha mẹ biết mắt bé có đang tăng hay giảm độ không hoặc phát hiện sớm những tật khúc xạ ở mắt trẻ (nếu có). Tránh trường hợp một năm mới đi kiểm tra thị lực một lần.
- Với người lớn: Thời gian kiểm tra thị lực định kỳ đối với người lớn là 6 – 12 tháng, khúc xạ viên sẽ đo và kiểm tra xem mắt của bạn điều tiết có tốt không? Mắt tăng hay giảm độ cận để có thể điều chỉnh kính phù hợp giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh.
Một số lưu ý khi đo thị lực bằng bảng đo cận thị
Để có kết quả đo chính xác nhất bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Bảng đo thị lực nên dùng chữ đen trên nền trắng để đảm bảo tính tương phản tốt nhất.
- Nghỉ ngơi khoảng 15 phút nếu bạn vừa từ vùng sáng vào vùng tối hơn.
- Nên kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/lần đối với trẻ em và 6-12 tháng/lần đối với người lớn. Nếu có dấu hiệu cận thị bạn nên đi khám ngay. Và hãy đến các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa mắt để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết trên đây, đã chia sẻ đến bạn cách đọc bảng kiểm tra thị lực chính xác, chuẩn nhất năm 2023. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích và hiểu hơn về quy trình cũng như cách đọc bảng kiểm tra thị lực một cách chính xác để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của mình. Từ đó giúp bạn phát hiện ra các vấn đề về mắt và điều chỉnh sinh hoạt sao cho hợp lý nhất.