PD (Pupillary Distance) là gì? Cách đo PD chuẩn
Bạn đã từng bao giờ nghe đến thuật ngữ PD mỗi khi đo khám mắt chưa? Nhiều người lầm tưởng đo mắt cận chỉ cần đo được độ cận là xong nhưng thực tế thì người cắt kính sẽ hỏi bạn PD của bạn để hoàn thiện chiếc kính chuẩn giúp bạn nhìn rõ chính xác và không gây mỏi mắt. xin chia sẻ thông tin đến bạn nội dung PD là gì trong bài viết này nhé!
PD là gì? PD đơn và kép là gì?
PD (Pupillary Distance) là khoảng cách đồng tử, là thông số cần thiết để mài lắp kính thuốc chính xác. Đây là khoảng cách giữa trung tâm của mỗi đồng tử và sống mũi và được tính bằng mm. Có hai thuật ngữ riêng biệt về PD, bao gồm PD đơn và PD kép:
- PD đơn là khoảng cách từ tâm mắt trái đến mắt phải được tính bằng mm trong điều kiện tự nhiên.
- PD kép là phép đo trung tâm của mỗi đồng tử đến sống mũi, còn có tên gọi khác là PD một mắt.
Mỗi người đều có PD duy nhất, không giống với bất kỳ ai. Khoảng cách đồng tử dành cho người viễn thị khác với khoảng cách đồng tử của người cận thị vì khi nhìn gần hai đồng tử có xu hướng nhìn chụm vào phía giữa. PD thường xuất hiện ở dòng cuối cùng của tờ phiếu đo mắt, có kí hiệu: KCĐT hoặc PD.
Tại sao phải đo PD?
PD rất quan trọng trong việc mài lắp tròng kính, sao cho đúng với tâm nhìn trên tròng kính để đạt được độ rõ nét khi nhìn. Nếu không, công suất của tròng kính sẽ lệch và người đeo kính sẽ cảm thấy khó chịu, nhức mỏi mắt, ngay cả khi đơn thuốc đúng 100%.
Đối với người trưởng thành thì số PD sẽ ít thay đổi hơn, thường có kích thước từ 55 – 75 mm. Độ rộng của khuôn mặt và đôi mắt sẽ ảnh hưởng đến số PD.
Số PD sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển, nhất là đối với trẻ em. Trung bình thì PD có phạm vi từ 42 – 61 mm. Kỹ thuật đo cận thị cũng phải tính đến PD, cho dù đối tượng là người lớn hay trẻ em. Tâm đồng tử và tâm tròng kính phải nằm trên một trục thẳng hàng thì mới cho ra hình ảnh rõ nhất.
Lý do người bị tật khúc xạ nên đeo kính đúng tâm
Nội dung trên đã cho chúng ta biết được chỉ số PD là gì? Đây là thông số hỗ trợ kỹ thuật viên xác định xem tâm của đồng tử và tâm của thấu kính có khớp hay không. Điều này sẽ giúp người đeo kính thoải mái hơn, tránh nhức mắt và đảm bảo tầm nhìn rõ ràng.
Kính lệch tâm có thể dẫn đến bị choáng, mỏi mắt hoặc không nhìn rõ.
Sử dụng kính mắt có số PD không chuẩn sẽ có nhiều hậu quả nguy hiểm. Việc sử dụng kính lệch tâm trong thời gian dài có thể làm trầm trọng thêm tình trạng cận thị, độ cận thị sẽ tăng nhanh hơn và khó kiểm soát. Ngoài ra, đeo kính lệch PD cũng đẩy nhanh quá trình lão hóa mắt ở người lớn tuổi bị viễn thị.
Cách đọc PD
Sau khi đi đo khám mắt và trong đơn kính thuốc hiển thị kết quả PD, vậy làm thế nào để đọc đúng PD? PD của bạn có thể được viết theo hai cách:
- PD (OU), được viết là “62”, có nghĩa là PD đơn dành cho cả hai mắt.
- PD kép được viết dưới dạng hai số, ví dụ: “30/32”, số ở trước “30” đại diện số PD cho mắt phải (OD) và số ở sau “32” đại diện số PD cho mắt trái (OS).
Cách đo PD khoảng cách đồng tử chuẩn
Đo bằng máy đo khúc xạ tự động hoặc máy đo PD chuyên dụng
Thông thường, trong quá trình khám mắt, các kỹ thuật viên sẽ dùng máy đo khúc xạ tự động hoặc máy đo PD chuyên dụng để đo khoảng cách đồng tử để thu được kết quả cực kỳ chính xác.
Tự đo PD tại nhà
Giả sử cần mua một cặp kính thuốc thời trang trực tuyến, nhưng yêu cầu mắt kính có PD chuẩn với mắt của mình. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể tự đo PD tại nhà. Tất cả những gì bạn cần là thước đo có đơn vị mm và một chiếc gương lớn.
Cách đo PD đơn
- Bước 1: Nếu sử dụng gương, hãy cố gắng nhìn thẳng về phía trước và nhìn vào kết quả khi đo. Còn nếu nhờ bạn bè lấy số đo thì hãy cố gắng nhìn thẳng vào một điểm xa ở phía trước qua vai họ để tránh kết quả bị sai.
- Bước 2: Đặt thước ngang sống mũi của bạn sao cho vạch số 0 trên thước trùng với đồng tử mắt trái của bạn.
- Bước 3: Tiếp tục giữ thẳng thước đến tâm của đồng tử bên phải của bạn, đừng quên chú ý nhìn thẳng.
- Bước 4: Tiếp theo, đánh dấu kết quả thu được trên thước để biết khoảng cách giữa hai đồng tử của bạn. PD trung bình của phụ nữ trưởng thành nằm trong khoảng từ 46mm đến 65mm; nam giới trưởng thành từ 59mm đến 74mm.
- Bước 5: Lặp lại các bước này từ hai đến ba lần để có được kết quả chính xác nhất.
Lưu ý nhỏ: Nếu thước của bạn có đơn vị centimet, bạn có thể chuyển đổi sau, nhưng tuyệt đối không đo PD của bạn bằng đơn vị inch vì nó có thể chuyển đổi sai và phép đo của bạn sẽ không chính xác. Đo PD sai cách sẽ khiến cửa hàng kính không thể cắt cho bạn một chiếc kính “chuẩn chỉnh”.
Cách đo PD kép
- Bước 1: Đặt vạch số 0 của thước ngay giữa sống mũi
- Bước 2: Đo khoảng cách từ sống mũi đến tâm đồng tử bên trái
- Bước 3: Lặp lại quy trình tương tự với đồng tử bên phải của bạn.
Tips tự đo PD tại nhà
- Nhờ sự trợ giúp của một người bạn: việc tự đo PD của bạn có thể hơi phức tạp, nên nếu có một người bạn thì sẽ dễ dàng hơn.
- Cố gắng giữ yên mắt: mắt bạn càng tĩnh thì kết quả càng chính xác.
- Yêu cầu bác sĩ nhãn khoa đo PD kép nếu bạn muốn có kết quả chính xác nhất.
Mắt Việt khuyên bạn nên đến cửa hàng Mắt Việt kiểm tra PD nếu bạn đeo kính hai tròng hoặc đa tròng. Tại đây PD của bạn sẽ được đo một cách chính xác nhất bởi các chuyên gia lành nghề sử dụng thiết bị tiên tiến nhất.
Nên đo khám mắt ở đâu?
Nếu bạn khám mắt tại bệnh viện hoặc cửa hàng kính mắt uy tín thì việc đeo kính lệch tâm sẽ hiếm khi xảy ra. Nếu chưa biết đo khoảng cách đồng tử ở đâu uy tín và chính xác thì hãy đến ngay với Mắt Việt – nơi bạn sẽ được đo khám và tư vấn bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Chính sự nhiệt tình và chất lượng mà Mắt Việt đem lại sẽ khiến bạn hài lòng.
Trên đây là những chia sẻ về “PD là gì và cách đo PD chuẩn”. Ngoài những thông tin trên, nếu các bạn cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính, các vấn đề về mắt,… Hãy liên hệ ngay với Mắt Việt qua các thông tin sau để được hỗ trợ.
CÔNG TY TNHH MẮT VIỆT GROUP
- Trụ sở: SH1-08 Khu Đô Thị Sala, 153 Nguyễn Cơ Thạch , Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Hotline: 1900 6081
- Website: https://matviet.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Matviet.vn/