Đôi mắt sáng khỏe, thể hiện bạn là một người có lối sống khỏe mạnh và tích cực. Đôi mắt sáng giúp cho bạn hoạt động dễ dàng, tự tin hơn trong công việc. Vì vậy, để giữ gìn đôi mắt tốt và an toàn chúng ta nên đi kiểm tra mắt thường xuyên theo định kỳ. Cùng tìm hiểu tầm quan trọng của việc đi khám mắt định kỳ và những thứ cần chuẩn bị khi đi kiểm tra mắt gì nhé.
Tầm quan trọng của việc khám mắt định kỳ
Ngoài việc đảm bảo thị lực bình thường, việc khám mắt thường xuyên còn giúp phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở mắt và điều trị kịp thời. Nhiều bệnh về mắt thường không gặp triệu chứng cụ thể, gây ra ảnh hưởng nhiều thị lực. Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm để phát hiện các vấn đề về mắt như:
- Phát hiện các tật khúc xạ về mắt
- Bệnh Glaucoma (cườm nước).
- Đục thủy tinh thể.
- Bong võng mạc.
- Bệnh thoái hóa các điểm vàng do tuổi tác.
Khám mắt định kỳ
Việc duy trì đi khám mắt định kỳ không chỉ giúp cho bạn an tâm kiểm soát được sức khỏe của đôi mắt, còn có thể phát hiện những bệnh lý nghiêm trọng khác của cơ thể. Bao gồm:
- Bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt, người bệnh rất dễ mắc thêm bệnh võng mạc tiểu đường.
- Bệnh huyết áp cao: Nếu các mạch máu nằm ở mắt gây ra thu hẹp và bắt đầu có dấu hiệu rò rỉ có thể là bạn đang mắc bệnh huyết áp cao.
- Đột quỵ: Ở một vài biểu hiện có thể thấy khi đi khám mắt như đốm nhỏ màu xám trong tầm nhìn và thị lực bị mờ dần ở một hoặc hai mắt,…
- Bệnh mỡ máu cao: Phần giác mạc xuất hiện một vòng màu xám hoặc trắng. Đối với những người cao tuổi đây có thể biểu hiện của sự lão hóa. Còn người trẻ, có thể đang bị nhiễm mỡ trong máu.
- Cường giáp: Bệnh này dấu hiệu dễ nhận biết là mắt bị lồi, xuất hiện chứng nhìn đôi và mất đi thị lực dần biểu hiện của tuyến giáp tiết ra quá nhiều hóc môn.
- Đục thủy tinh thể: Thị lực nhìn như bị kéo mây, mắt mờ khi nhìn vào ánh sáng của đèn pha đối diện các xa chạy vào buổi tối, đây là bệnh nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm.
- Tổn thương gan: Ở tình trạng bị vàng mắt có thể biểu hiện cho bệnh gan có lượng Bilirubin cao (chất lượng tạo ra nhiều hơn khi gan bị viêm hay đang gặp tổn thương).
- Thoái hóa điểm vàng: Biểu hiện này là đặc trưng cho các cặn nhỏ màu vàng – do chất thải tích tụ nhiều – hình thành nên dưới võng mạc. Tình trạng này nếu như để kéo dài sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng đi đến võng mạc, khiến lớp tế bào này chết đi. Từ đó dẫn tới thoái hóa và mất chức năng thị giác.
Bao lâu thì bạn nên đi khám mắt định kỳ
Theo lời khuyên của bác sĩ thì thông thường khám mắt định kỳ nên được duy trì mỗi năm một lần. Tuy nhiên, đối với ở mỗi độ tuổi và tình trạng sức khỏe mắt khác nhau sẽ quy định khoảng thời gian đi kiểm tra định kỳ cho đôi mắt khác nhau. Theo đó, lời khuyên của bác sĩ cho rằng:
- Đối với trẻ không có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh về mắt thì nên đi kiểm tra thị lực mỗi lần cùng với kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi trẻ em lên 3, mắt có sự ổn định bác sĩ sẽ dễ dàng đánh giá mắt của trẻ hơn.
- Trẻ từ 6 đến 17 tuổi: Nên đi kiểm tra định kỳ từ 1 đến 2 lần/ năm. Trường hợp mắt trẻ bị tật khúc xạ như cận, loạn thị,…thì nên được khám mắt định kỳ 3 – 6 tháng / lần để kiểm tra và cắt kính phù hợp.
- Người lớn tuổi từ 18 đến dưới 40 tuổi và không có vấn đề gì về mắt thì có thể đi kiểm tra mắt 1 năm / lần.
- Từ 40 tuổi trở nên: Mắt nên được đi kiểm tra 1 năm/ lần.
- Nếu đã từng gặp vấn đề về mắt hoặc có nguy cơ phát triển bệnh (có tiền sử gia định mắc các bệnh về mắt) thì nên khám hàng năm.
Đo khám mắt
Cần chuẩn bị những gì khi đi khám mắt
Trước khi đến phòng khám mắt
- Đầu tiên, khi bạn gọi điện đến phòng khám đặt lịch kiểm tra mắt thì bạn nên đề cập đến vấn đề thị lực của bạn gặp phải.
- Liệt kê sẵn những điều mà bác sĩ có thể hỏi về mắt của bạn. Đem theo thuốc và giấy tờ bệnh sử về mắt nếu có.
- Trong lúc khám, bác sĩ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để mở rộng phần đồng tử, có thể sẽ khiến cho đôi mắt của bạn bị nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy bạn nên đem theo kính để bảo vệ mắt.
Tại phòng khám mắt
Bác sĩ nhãn khoa sẽ đặt ra một số câu hỏi cho bạn về bệnh tiền sử của bệnh và thị lực mắt hiện tại. Thời gian khám mắt định kỳ có thể kéo dài đến hàng giờ tùy vào các thuộc tính kiểm tra và vấn đề mắt đang gặp phải.
Bạn cũng có thể thực hiện những bài kiểm tra về mắt sau đây:
- Kiểm tra sự chuyển động của cơ mắt: Ở phần mắt sẽ bao gồm 6 cơ, giúp cho điều chỉnh phần hoạt động của nhãn cầu, nằm ở vị trí bên ngoài của mỗi mắt. Mỗi mắt của bạn sẽ có hai cơ giúp cho phần nhãn cầu chuyển động sang phải và sang trái. Bốn cơ còn lại di chuyển mắt lên xuống và xoay nhãn cầu. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tính liên kết của các phần cơ mắt theo chỉ dẫn các mục tiêu (như đầu ngón tay, bút của bác sĩ) được di chuyển theo các hướng khác nhau.
- Kiểm tra độ che phủ: Điều này cho biết đôi mắt của người đi khám có hoạt động cùng nhau có tốt không. Bạn sẽ nhìn chăm chú vào một mục tiêu nhỏ nhất định ở khoảng cách xa. Bác sĩ sẽ che một bên mắt để quan sát mắt của bạn di chuyển và xác định tình trạng mắt có bị lác. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện nhiều lần để kiểm tra với mục tiêu gần hơn.
- Đánh giá phản xạ của đồng tử mắt: Bác sĩ kiểm tra phản xạ đồng tử mắt điều chỉnh ánh sáng và các vật thể nằm gần bạn. Khi ấy, lòng trắng của mắt và vị trí mí mắt cũng sẽ được kiểm tra tổng thể.
- Kiểm tra thị lực: Tiếp đó, bạn sẽ ngồi trước biểu đồ mắt với bảng có các kích thước từ to đến nhỏ. Bác sĩ sẽ lần lượt cho từng bên mắt và nhìn bằng mắt còn lại, đọc to rõ những chữ được bác sĩ chỉ vào cho đến khi không đọc được những chữ cái nữa.
- Kiểm tra khúc xạ: Thông qua các kỹ thuật kiểm tra mắt, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng mắt của bạn là bình thường hay có tật về khúc xạ như cận thị, lão thị, viễn thị, độ khúc xạ,…Từ đó điều chỉnh chỉ số của kính đeo mắt nên bạn có những vấn đề về mắt như trên.
- Kiểm tra tầm nhìn ngoại vi (bên): Đây là phần kiểm tra thị giác giúp cho bạn khi lái xe, đọc sách sẽ tốt hơn,…Tuy nhiên, mọi người sẽ có một tầm nhìn ngoại vi khác nhau. Vì thế, việc kiểm tra tầm nhìn ngoại vi là rất cần thiết để bạn hiểu hơn về đôi mắt của mình, từ đó phát huy tốt nhất sức mạnh của đôi mắt.
- Kiểm tra nhãn áp: Tăng nhãn áp là một bệnh lý nguy hiểm đối với đôi mắt có nguy cơ gây ra chứng mù lòa cho mắt. Việc kiểm tra mắt bạn có rơi vào tình trạng bị tăng nhãn áp không là cần thiết.
- Soi đáy mắt: Kiểm tra phần đáy mắt giúp cho bạn phát hiện ra được các vấn đề hoặc bệnh về mắt liên quan đến võng mạc, các tổn thương mắt,…
Đo khám mắt định kỳ
Nhằm bảo vệ đôi mắt của mình tốt hơn trước những tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài, chúng ta nên trang bị một mắt kính, vừa giúp bảo vệ mắt tốt hơn, vừa là một phụ kiện thời trang tuyệt vời. Đến với Mắt Việt, bạn sẽ được trải nghiệm những mẫu kính chính hãng từ những thương hiệu lớn, đa dạng cho bạn lựa chọn để phù hợp với nhu cầu của mình.
Ngày nay, môi trường ô nhiễm, khói bụi, ánh sáng xanh từ màn hình điện tử,… đang tác động trực tiếp đến đôi mắt vốn dĩ đã rất mong manh và dễ bị tổn thương. Hơn nữa, sự lão hóa của đôi mắt do hoạt động nhiều một thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến cho mắt ngày càng bị suy yếu. Do đó, bạn hãy quan tâm đến việc đi khám mắt định kỳ, bổ sung dưỡng chất cho đôi mắt, để mắt của bạn được nghỉ ngơi sau giờ làm việc,…giúp cho bảo vệ đôi mắt của bạn được tốt hơn, duy trì sức khỏe mắt hiệu quả.