Bệnh đau mắt đỏ có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ hơn trong những ngày gần đây. Vậy khi mắc bệnh đau mắt đỏ, cần ăn gì và kiêng ăn gì để mau chóng khỏi bệnh. Cùng tìm hiểu với Mắt Việt thông qua bài viết dưới đây.
1) Chế độ ăn uống có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng đau mắt đỏ?
Đau mắt đỏ thường xuất hiện từ đầu mùa hè đến cuối mùa thu. Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Đối với người bị viêm mắt đỏ, ngoài việc cần thăm khám bác sĩ và vệ sinh mắt thường xuyên, cần chú trọng đến chế độ ăn uống. Chính chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều vitamin… sẽ giúp cơ thể có đủ sức để chống lại các loại virus, vi khuẩn đang tấn công gây ra tình trạng đau mắt đỏ. Ngược lại, nếu bạn ăn uống không đủ chất khi bị bệnh thì có thể làm cho tình trạng đau mắt đỏ lâu khỏi hơn, thậm chí có thể làm phát sinh thêm các loại bệnh khác.
Xem thêm: 10 thực phẩm tốt cho mắt
2) Những thực phẩm cần kiêng khi bạn bị đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ thường không đòi hỏi phải kiêng cữ nhiều thực phẩm, nhưng đối với một số người có bệnh lý nền hoặc nghi ngờ mình bị dị ứng, béo phì nên hạn chế các loại thực phẩm sau:
Đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh
Các sản phẩm thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như sản phẩm đóng hộp chứa nhiều natri, làm cho cơ thể dễ bị mất nước và tăng triệu chứng mắt khô. Đồ ăn nhanh có nhiều dầu mỡ, có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng tình trạng viêm.
Rau muống
Rau muống là loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày. Trong thành phần của rau muống có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bị viêm mắt đỏ không nên ăn rau muống trong giai đoạn bệnh. Vì một số thành phần của rau muống có tính chất kích thích mắt tăng tiết dịch, gì đặc biệt nhiều giảm khả năng hồi phục của bệnh.
Mỡ động vật
Sự tiêu thụ quá mức mỡ động vật có thể dẫn đến béo phì, hội chứng gan nhiễm mỡ... Loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu, gây ảnh hưởng không tốt đến mắt đang bị viêm. Do đó, người bệnh nên sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
Đồ ăn cay
Các thực phẩm chứa gia vị cay nóng như ớt, gừng, tỏi… có thể kích thích thần kinh thị giác, làm tình trạng đau mắt đỏ tồi tệ hơn. Ăn nhiều thực phẩm có mùi cay nóng có thể làm tình trạng đau mắt nặng thêm, làm người bệnh cảm thấy nóng và khó chịu hơn. Ngoài ra, một số loại thịt có tính nóng trong y học cổ truyền như: thịt chó, thịt dê, thịt bò,... không tốt cho người bị đau mắt đỏ, cần tránh khi bị bệnh.
Thủy sản có mùi tanh
Các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc… chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng cũng có một số chất có thể gây dị ứng cho da quanh mắt. Do đó, người bị đau mắt đỏ nên kiêng các loại hải sản để tránh làm tình trạng viêm kết mạc trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian hồi phục.
Đồ uống có đường
Các loại nước ngọt có hàm lượng đường cao, nhiều chất tạo màu, chất bảo quản... có thể tạo cảm giác khó chịu cho mắt, tăng lượng mủ và làm kéo dài thời gian hồi phục. Đối với người bị đau mắt đỏ, cơ thể trong giai đoạn viêm nhiễm thường rất nhạy cảm với thực phẩm chứa nhiều đường.
Rượu bia
Rượu bia chứa cồn, nếu sử dụng quá mức có thể gây kích thích thần kinh thị giác, làm giảm tầm nhìn và kiểm soát hành động của người bệnh. Nếu uống rượu bia trong lúc đau mắt đỏ, mắt của bạn sẽ bị tổn thương nặng hơn.
Nước có ga
Những loại thức uống có ga có hàm lượng đường cao, nhiều chất tạo màu, chất bảo quản,… không tốt cho sức khỏe. Đối với người bị đau mắt đỏ, sử dụng đồ uống có ga sẽ khiến bệnh kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Đặc biệt, trẻ nhỏ thích thức uống có mùi ngọt nên cha mẹ cần chú ý khi trẻ mắc bệnh đau mắt đỏ.
3) Lời khuyên dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ
Hạn chế việc ăn thịt quá nhiều
Đảm bảo đa dạng nguồn thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của bạn, từ rau củ cho đến thịt và cá, để cung cấp đủ protein và chất xơ cho cơ thể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thịt quá nhiều có thể gây ra tình trạng thiếu chất xơ trong cơ thể, dẫn đến táo bón, mất nước và gây khô mắt, thậm chí làm tăng tình trạng viêm mắt đỏ.
Dừng thực phẩm chứa nhiều protein
Không chỉ thịt, các nguồn thực phẩm khác như cá, sữa, trứng,… cũng chứa nhiều protein. Nhưng nếu bạn tiêu thụ lượng lớn protein trong thời gian dài, tình trạng viêm kết mạc có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Hạn chế uống cà phê
Caffein trong cà phê có thể giúp bạn giảm cảm giác mệt mỏi và tăng năng lượng, nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ có tác dụng ngược, làm cho cơ thể bạn cảm thấy mệt hơn. Do đó, những người bị viêm mắt đỏ nên giới hạn việc uống cà phê để cho mắt dưỡng sức, giúp hồi phục nhanh hơn.
Hạn chế thực phẩm giàu tinh bột và đường
Thực phẩm có hàm lượng đường và tinh bột cao như bánh mì trắng, ngũ cốc tinh chế, khoai tây, bánh nướng, bánh ngọt, mứt,... nên hạn chế khi bạn bị viêm mắt đỏ để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài quá trình điều trị.
Tránh thức phẩm ngọt
Các sản phẩm ngọt như bánh, kẹo, đồ uống có gas, đồ uống có đường,... khi tiêu thụ quá mức có thể làm tăng hàm lượng đường trong cơ thể, gây nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch,... Người mắc bệnh viêm mắt đỏ không nên lạm dụng thức phẩm ngọt trong khi điều trị bệnh, nhằm tránh tăng nhiệt độ cơ thể, mất nước và dễ khô mắt, khiến bệnh thêm trầm trọng.
Tránh thực phẩm gây dị ứng
Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng với một số thực phẩm, bạn nên tránh ăn chúng khi bạn bị viêm mắt đỏ để tránh làm bệnh kéo dài thêm.
Bài viết trên Mắt Việt đã cung cấp thông tin về các thực phẩm cần kiêng, hạn chế ăn khi bạn bị đau mắt đỏ để mau chóng khỏi bệnh. Hãy theo dõi Mắt Việt để khám phá thêm nhiều tin tức mới về các thương hiệu mắt kính hàng đầu thế giới, bí quyết chăm sóc mắt, bí quyết bảo quản mắt kính,… để chăm sóc thị lực được tối ưu nhất.