Hiện nay, do nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng tăng cao và chúng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là mắt mà phổ biến là tật cận thị và viễn thị. Hãy cùng Mắt Việt tìm hiểu cách phân biệt cận thị và viễn thị cũng như cách điều trị chúng như thế nào nhé!
Khái niệm viễn thị và cận thị
Cận thị, viễn thị đều là những tật khúc xạ gây ra suy giảm thị lực và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, học tập của người bị. Cụ thể:
Cận thị là gì?
Cận thị là một trong những tật phổ biến thường gặp nhất, người bị cận thì chỉ có thể nhìn rõ mọi vật ở cự ly gần nhưng còn những vật ở khoảng cách xa thì nhìn khó hơn.
Viễn thị là gì?
Viễn thị là tật khúc xạ mà mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật ở xa còn những vật ở khoảng cách gần thì không nhìn rõ hoặc mờ.
Cận thị và viễn thị
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị và viễn thị
Nguyên nhân dẫn đến cận thị
Nguyên nhân khách quan thường là các yếu tố di truyền, bẩm sinh do cấu tạo mắt khác biệt khiến trục nhãn cầu dài hơn so với bình thường.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân chủ quan thường là do thói quen sinh hoạt, học tập không đúng dẫn đến bị cận như:
- Ngồi sai tư thế, cúi đầu quá gần với sách vở.
- Xem ti vi ở cự ly quá gần.
- Đọc sách và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng.
- Chơi game, hoặc xem điện thoại trong thời gian liên tục mấy tiếng đồng hồ mắt không được nghỉ ngơi,…
Cận thị
Nguyên nhân dẫn đến viễn thị
Cũng giống như cận thị nguyên nhân khách quan dẫn đến viễn thị là đến từ yếu tố di truyền, bẩm sinh người bị viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hoặc mỏng hơn so với người bình thường
Nguyên nhân chủ quan thường do nhìn xa lâu ngày làm cho tinh thể mắt mất khả năng đàn hồi. Ngoài ra, thuỷ tinh thể thoái hóa do tuổi cao, khối u, bệnh lý võng mạc cũng là những nguyên nhân dẫn đến viễn thị.
Phân biệt giữa cận thị và viễn thị
Cận thị và viễn thị tuy đều là tật khúc xạ mắt tuy nhiên sẽ có những điểm giống nhau và khác nhau:
Cách phân biệt triệu chứng
- Thường xuyên đau đầu, khô mắt, mỏi mắt.
- Cảm thấy mắt bị căng thẳng khi cố gắng nhìn các vật ở gần hoặc ở xa.
- Rất thường xuyên bị chảy nước mắt và mỗi khi nhìn đều phải nheo mắt.
- Mắt trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường.
Ngoài những triệu chứng tương đồng của tật cận thị và viễn thị thì cũng có những đặc điểm khác nhau như:
Cận thị | Viễn thị |
Nhìn không rõ các vật ở xa, nếu cố gắng nhìn có thể bị mỏi mắt. | Nhìn các vật ở khoảng cách gần mờ, thậm chí cảm thấy nhức mắt, đau đầu khi cố gắng nhìn. |
Thường đọc sách, xem tivi, điện thoại,… ở khoảng cách gần | Đọc sách, xem tivi, điện thoại,… ở khoảng cách xa |
Triệu chứng cận thị
Phân loại mức độ nguy hiểm
Diop là đơn vị đo độ cong của thấu kính, sử dụng giúp mắt có thể nhìn thấy mọi vật một cách bình thường. Chỉ khác nhau trong cách ghi, cụ thể tật cận thị dùng dấu – ở phía trước, ngược lại tật viễn thị dùng dâu + ở phía trước. Và mức độ cận thị và viễn thị cũng có sự khác biệt:
Mức độ | Cận thị | Viễn thị |
Nhẹ | < -3 Diop | < +2 Diop |
Trung bình | – 3 đến – 6 Diop | +2 đến +5 Diop |
Nặng | > -6 Diop | > +5 Diop |
- Mức độ nhẹ: mức độ này không gây nguy hiểm cho mắt nhưng người bệnh sẽ gặp một số khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
- Mức độ trung bình: phải đeo kính thường xuyên do tầm nhìn mắt giảm, người bệnh sẽ gặp trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động thể thao.
- Mức độ nặng: Ở mức độ này mắt đã yếu đi rất dễ gặp phải biến chứng, bệnh lý nguy hiểm, hơn thế nữa có thể dẫn đến mù lòa.
Tác hại của bệnh viễn thị, cận thị
Cả hai tật cận thị và viễn thị nếu ở giai đoạn nhẹ đều sẽ không áp lực nhiều cho mắt nhưng khi bệnh phát triển nặng thì có thể xuất hiện những biến chứng gây nguy hiểm cho mắt, thậm chí là mù
Những biến chứng thường gặp của cận thị:
- Rách võng mạc, bong võng mạc.
- Đục thuỷ tinh thể.
- Điểm vàng bị thoái hoá.
- Tăng nhãn áp.
Các biến chứng phổ biến của viễn thị:
- Mắt bị lé (lác).
- Nhược thị.
Những biến chứng trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Tác hại của cận thị
Hướng dẫn phòng ngừa viễn thị và cận thị
Để bản thân không mắc tật cận thị và viễn thị, chúng ta nên có các biện pháp chủ động phòng ngừa như sau:
- Kiểm tra định kỳ mắt 3 – 6 tháng/ 1 lần tại các cơ sở chuyên khoa mắt để sớm phát hiện các vấn đề về mắt và kịp thời xử lý.
- Chú ý cho mắt nghỉ ngơi khi ngồi làm việc, đọc sách quá lâu. Cứ sau 30 -45 phút cho mắt nhìn ra xa 5 – 10 phút.
- Làm việc, học tập trong môi trường đầy đủ ánh sáng và đúng tư thế.
- Tránh thức khuya, rèn luyện thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc
- Chú ý bảo vệ mắt trong quá trình làm việc
- Bổ sung thực phẩm, dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A (trứng gà, sữa, sữa chua, cà rốt,…), vitamin B (thịt gà, bò, các loại đậu, rau màu xanh,….)
- Kiểm soát sức khỏe, hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá
- Đeo và sử dụng kính cận hoặc kính viễn đúng với độ cận hoặc độ viễn, nên kiểm tra độ cận định kỳ 6 tháng – 1 năm.
Hướng dẫn khắc phục, điều trị cận thị và viễn thị
Đeo kính gọng, kính áp tròng
Cả cận thị và viễn thị đều có thể khắc phục bằng phương pháp đeo kính gọng. Tuy nhiên mỗi tật mắt sẽ phù hợp với loại thấu kính khác nhau như người bị cận thì dùng thấu kính lõm (còn gọi là thấu kính phân kỳ), ngược lại người mắc tật viễn thị sẽ dùng thấu kính lồi (còn gọi là thấu kính hội tụ).
Ngoài ra, các bạn có thể dùng kính áp tròng thay cho kính gọng trong một số trường hợp như hoạt động thể thao, làm các công việc có hoạt động mạnh,… Nên chú ý vệ sinh, cách dùng và thời gian sử dụng để không gây nhiễm trùng và loét giác mạc.
Gọng Kính Nữ VOGUE 0VO5452F_W65653.C
2.880.000 VNĐ
Phẫu thuật khôi phục thị lực
Phẫu thuật là phương pháp xoá cận thị, viễn thị dứt điểm, giảm độ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên các bạn cần tìm hiểu về phương pháp này thật kỹ từ bác sĩ trước khi phẫu thuật.
Với những cách phân biệt cận thị và viễn thị mà Mắt Việt cung cấp ở trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu đúng về bệnh để kịp thời đưa ra hướng xử lý tốt nhất. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu còn điều gì thắc mắc nhé!