Bong võng mạc là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Bong võng mạc là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Bong võng mạc là một bệnh lý rất dễ mắc phải cho đôi mắt nếu không biết kiểm soát, gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên nhận biết về bệnh bong võng mạc sớm để biết các bảo vệ đôi mắt. Đồng thời, biết được các dấu hiệu, triệu chứng của bong, rách võng mạc. Trong bài viết này, Mắt Việt chia sẻ đến bạn những thông tin xung quanh căn bệnh bong võng mạc nhé.

Mục lục

     

    Bong võng mạc là gì?

    Võng mạc là lớp màng thần kinh nằm ở vị trí phía trong cùng của mắt, độ dày võng mạc khoảng 0,4mm. Đây là phần có chức năng tiếp nhận ánh sáng từ bên ngoài và thủy tinh thể hội tụ lại, sau đó ánh sáng được chuyển thành các tín hiệu thần kinh và gửi thông tin ngược về cho não bộ qua các dây thần kinh thị giác. Từ đó, chúng ta có thể nhận biết được hình ảnh xung quanh của sự vật.

    Bệnh võng mạc là tên gọi chung của bệnh về mắt mà nguyên nhân gây ra là do sự rối loạn võng mạc. Hiện nay, bệnh lý đứng thứ 2 sau đục thủy tinh thể dẫn tới gây ra nguy cơ người mắc phải có thể bị mù lòa vĩnh viễn. Trong đó, bệnh bong võng mạc thường dễ gặp hơn cả.

     

    Bong võng mạc là gì

    Bong võng mạc

     

    Bong võng mạc được hiểu là phần lớp mô bị bong khỏi vị trí ban đầu khiến cho việc cấp dinh dưỡng ở mắt bị gián đoạn. Tình trạng này thường xảy ra là khi có một hay nhiều vết rách nhỏ ở trên võng mạc làm tổn thương, từ đó phần dịch dính bên trong mắt chảy ra vào lỗ rách và tràn vào phía trong của võng mạc, võng mạc tách ra khỏi lớp mô nằm ở phía trong khiến cho tầm nhìn của bệnh nhân bị hạn chế và thậm chí còn có nguy cơ mất thị lực 1 phần hoặc toàn phần nếu không được điều trị một cách kịp thời.

    Phần lớn người bệnh khi mắc phải thường có các triệu chứng cảnh báo rõ rệt như mắt mờ, ánh sáng nhấp nháy ở góc mắt (chớp sáng) khi nhìn qua một bên, xuất hiện nhiều chấm đen như ruồi bay, nhìn thấy những mảng tối che trước mắt. Tuy nhiên, một vài trường hợp vết rách nhỏ bệnh nhân sẽ không thấy rõ triệu chứng hoặc không thấy nó xuất hiện.

     

    3 Loại bong võng mạc thường gặp

    Có 3 loại bong võng mạc mà chúng ta có thể thường gặp: có vết rách, thanh dịch và co kéo. Bong co kéo và thanh dịch không liên quan đến võng viễn mạc bị rách.

    Bong võng mạc có vết rách: là hình thái thường gặp phải nhất. Các yếu tố nguy cơ gây ra bao gồm:

    • Cận thị
    • Bị chấn thương ở mắt
    • Tiền sử có phẫu thuật thủy tinh thể
    • Người có tiền sử bong võng mạc có tính chất gia đình
    • Sự thoái hóa của võng mạc ở dạng lưới

    Bong thanh dịch: Đây là hậu quả của sự rò dịch vào phần khoang dưới của võng mạc. Nguyên nhân bao gồm nghiêm trọng viêm màng bồ đào, đặc biệt là một trong căn bệnh Vogt-Koyanagi-Harada, u máu màng mạch và bị ung thư tuyến giáp nguyên phát hoặc bệnh bị di căn.

    Bong võng mạc co kéo: Chứng bong võng mạc này do màng xơ trước võng mạc của bệnh võng mạc bị đái tháo đường tăng sinh hoặc bệnh võng mạc của bệnh hồng cầu hình liềm.

     

    Phân loại bong võng mạc thường gặp

    Triệu chứng bong võng mạc

     

    Nguyên nhân gây ra bệnh bong võng mạc

    Người mắc bệnh bong võng mạc thường sẽ có những dấu hiệu thường gặp, trong đó những nhóm đối tượng liệt kê dưới đây là có nguy cơ cao bị bong võng mạc nhất:

    • Cận thị: Những người có nền bị cận thị độ nặng rất dễ bị bệnh bong võng mạc vì nhãn cầu sẽ có xu hướng lồi ra phía trước hơn vì thế võng mạc lâu ngày cũng mỏng dần đi, thoái hóa và rất dễ bị kéo rách dẫn tới bong võng mạc. Cũng chính vì điều này, bệnh nhân có tật cận thị cao cần cẩn thận kiểm soát với mắt, soi đáy mắt đặc biệt là ở vùng võng mạc ít nhất là 1 lần/1 năm để theo dõi tình trạng của mắt có những nguy cơ mắc phải bệnh và đưa ra biện pháp phòng ngừa bong võng mạc một cách kịp thời.
    • Người mắc bệnh tiểu đường: Người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ xảy ra bong võng mạc cao hơn đối với người bình thường do các biến chứng của tiểu đường lên phần võng mạc. Người bệnh cần kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết trong máu đây cũng là việc chủ động trước các yếu tố nguy cơ gây ra biến chứng cho bệnh bong võng mạc.
    • Tuổi tác: Yếu tố nguy cơ phổ biến gây nên bong võng mạc đó là tuổi tác. Bệnh bong võng mạc thường gặp nhiều hơn đối với những người trên 40 tuổi. Điều này không loại trừ việc người trẻ cũng có thể xảy ra bệnh bong võng mạc.
    • Các yếu tố khác: Chấn thương ở vùng mắt hay di truyền cũng là yếu tố nguy cơ cao dẫn tới tình trạng bị bong võng mạc ở mắt. Ngoài ra, bong võng mạc có thể xảy ra sau phẫu thuật LASIK (phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng tia laser) ở những người bị cận nặng hoặc các phẫu thuật đục thủy tinh thể, khối u, bệnh về mắt và bệnh hồng cầu hình liềm.

     

    Nguyên nhân bong võng mạc

    Nguyên nhân bong võng mạc

     

    Các dấu hiệu bong võng mạc thường gặp

    Trước khi bị bong võng mạc

    Phần lớn thời gian, người bị bong võng mạc thường xảy ra âm thầm và không gây đau đớn nên thường khó để nhận biết triệu chứng của bệnh. Vào giaigiao đoạn đầu, người bệnh sẽ thấy thị lực ngoại vi của họ bị giảm sút. Điều này xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần. Bên cạnh đó, người bị bệnh cũng có thể gặp phải triệu chứng khác như hiện tượng ruồi bay trước mắt xảy ra thường xuyên hơn và nhiều hơn, thấy chớp sáng và tầm nhìn bị mờ. Khi thấy những dấu hiệu này, người bị bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt để thăm khám và kiểm soát bệnh võng mạc kịp thời, sớm nhất có thể.

     

    Dấu hiệu bệnh bong võng mạc xảy ra

    Dấu hiệu nhận biết lớn nhất cho người bị bong võng mạc đã xảy ra là người bị bệnh sẽ thấy một phần tầm nhìn của mình gần như là có màu xám hoặc tối đen, một số bệnh nhân có thể miêu tả tình trạng này giống như tấm màn che trước mắt.

     

    Dấu hiệu bong võng mạc

    Dấu hiệu bong võng mạc

     

    Phương pháp điều trị bệnh bong võng mạc

    Liệu pháp laser (nhiệt) hoặc cryopexy (đông lạnh)

    Thủ thuật laser quang đông được chỉ định cho các trường hợp bị thoái hóa võng mạc hoặc có các vết rách võng mạc ở giai đoạn đầu. Mục tiêu của phương pháp này là giúp hàn lại gia cố vòng võng mạc bị rách hay thoái hóa dành cho tình trạng bị trầm trọng hơn gây nên bong võng mạc.
    Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser y tế hoặc dụng cụ đông lạnh có tên cryopexy để bịt kín lại phần vết rách. Những thiết bị này tạo ra một vết sẹo giữ cho võng mạc được cố định.

     

    Retinopexy khí nén

    Người điều trị đề xuất cho phương pháp này nếu việc tách rời phần bong võng mạc không lớn. Trong quá trình thực hiện retinopexy khí nén:

    • Bác sĩ tiêm cho bạn một bóng khí nhỏ vào thủy tinh thế, chất lỏng trong mắt.
    • Bong bóng ép vào võng mạc để đóng vết rách đi.
    • Bạn có thể cần dùng cả phương pháp tia laser hoặc cryopexy để bịt lại phần bị rách.
    • Chất lỏng tích tụ ở dưới vùng võng mạc được cơ chế tái hấp thụ. Bây giờ võng mạc có thể dính vào thành mắt như bình thường. Cuối cùng, bong bóng khí cũng được tái hấp thu lại.

    Sau khi phẫu thuật, bạn nên giữ yên đầu trong vài ngày để vết thương của mình mau chóng lành. Bạn cũng có thể được yêu cầu không được tắm rửa trong một khoảng thời gian để mắt ổn định.

     

    Cắt dịch kính

    Nếu vết rách của võng mạc quá lớn không thể áp dụng các phương pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phương pháp phẫu thuật cắt dịch kính. Đây là phương pháp phẫu thuật cấp cứu khi phần bị bong võng mạc chưa lan rộng đến vùng hoàng điểm bảo vệ cho vùng hoàng điểm không bị tổn thương. Bởi vì khi bị bong rách võng mạc lan tới vùng hoàng điểm, phần tầm nhìn của bệnh nhân có thể sẽ không hồi phục được như ban đầu.

    Bác sĩ thực hiện loại bỏ đi dịch kính và thay thế nào bằng bong bóng khí hoặc dầu, giúp mắt được duy trì ở dạng hình cầu như ban đầu. Gần như có 90% các ca phẫu thuật bằng phương pháp này đều đạt được kết quả thành công.

     

    Phương pháp cắt dịch kính

    Cắt dịch kính

     

    Phẫu thuật ép củng mạc hay độn đai

    Ở phương pháp ép củng mạc, bác sĩ sẽ độn đai Silicon củng mạc sử dụng cơ chế thoát dịch bong, gây viêm dính vết rách võng mạc, ấn củng mạc lồi về phía buồng dịch kính để bịt kín và gây ra phản ứng viêm dính tạo sẹo ở vết rách võng mạc áp phẳng vào phần thành nhãn cầu. Phương pháp này chỉ định cho bệnh nhân bong võng mạc có vết rách ở võng mạc chu biên.

    Tóm lại, bệnh bong võng mạc nếu mắc phải gây nên tổn hại và ảnh hưởng rất nhiều cho việc quan sát và công việc của bạn. Chính vì vậy, bạn hãy bảo vệ tốt đôi mắt của mình nếu có một trong những dấu hiệu trên hãy đi thăm khám đôi mắt của mình sớm nhé.

    Đang xem: Bong võng mạc là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

    Đăng ký nhận tin
    ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN MẮT VIỆT
    Để nhận những thông tin và khuyến mãi mới nhất từ Mắt Việt
    mv_support
    Danh mục