Việc đeo kính áp tròng rất phổ biến gần đây. Tuy nhiên, một số người gặp tình trạng mắt bị đỏ khi đeo kính áp tròng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu với Mắt Việt thông qua bài viết sau đây.
1) Nguyên nhân gây ra tình trạng mắt đỏ khi đeo kính áp tròng
Việc mắt bạn bị tổn thương là do việc sử dụng kính áp tròng không đúng cách. Mắt đỏ khi dùng kính áp tròng cận thị, kính áp tròng loạn thị chủ yếu do:
- Thiếu oxy cho giác mạc: Tình trạng này xảy ra khi bạn dùng kính áp tròng cận thị, kính áp tròng loạn thị làm từ chất liệu thông thường không đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho giác mạc. Nếu mắt bạn bị cận nặng thì kính áp tròng sẽ dày hơn, do đó lượng oxy mà mắt cần sẽ giảm đi. Bạn nên chọn loại kính áp tròng cận loạn làm từ chất liệu Silicone Hydrogel để mắt có thể trao đổi oxy một cách dễ dàng hơn.
- Tổn thương tia mạch giác mạc: Đây cũng chính là nguyên nhân làm mắt đỏ và đau mắt. Khi đó, bạn sẽ thấy xuất hiện vùng rìa cực trên bề mặt giác mạc. Nếu tia mạch xuất hiện trong nhu mô giác mạc, bạn cần loại bỏ kính áp tròng khỏi mắt ngay. Nếu bạn phải dùng kính áp tròng, chọn loại có khả năng thẩm thấu oxy cao.
- Viêm giác mạc: Bảo quản không đúng cách có thể làm kính áp tròng bị nhiễm khuẩn và gây viêm giác mạc khi tiếp xúc trực tiếp với mắt.
2) Cách phòng chống mắt đỏ khi đeo kính áp tròng
Khi hiểu được lý do tại sao mắt lại bị đỏ và đau, chúng ta cần biết cách phòng ngừa:
- Cần ngâm kính cận áp tròng mới mua trong 6 - 8 tiếng trước khi dùng bằng dung dịch chuyên dụng.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo kính áp tròng, tránh để đầu ngón tay là nơi sinh sôi của nhiều vi khuẩn. Hãy dùng dụng cụ đeo chuyên dụng.
- Tránh đeo kính áp tròng trong môi trường có nhiều bụi, hơi nóng.
- Sau khi dùng kính áp tròng, cần vệ sinh sạch sẽ và để trong dung dịch ngâm dành riêng. Các hộp đựng kính áp tròng cũng cần giữ sạch sẽ. Đổi nước ngâm mỗi 2 ngày để loại bỏ vi khuẩn.
- Trước, sau và trong khi đeo kính áp tròng cần sử dụng thuốc nhỏ mắt để mắt không bị khô và mệt.
- Đề nghị dùng kính áp tròng từ chất liệu có khả năng thẩm thấu oxy cao.
3) Điều cần làm khi mắt đỏ do đeo kính áp tròng?
Nếu mắt đỏ khi đeo kính áp tròng, không cần quá lo lắng:
- Kiểm tra xem đã thực hiện đúng các điều kiện vệ sinh hay không. Nếu chưa, hãy nghỉ ngơi, vệ sinh lại và đeo lại kính áp tròng vào ngày hôm sau.
- Nếu vẫn đảm bảo vệ sinh nhưng mắt vẫn đỏ, có thể độ cong (BC) của kính áp tròng không hợp với bạn.
- Nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, hãy ngừng sử dụng và tìm lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia.
Sử dụng đúng cách sẽ không lo mắt đỏ nữa. Hãy chọn mua kính áp tròng tại địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn và hài lòng khi sử dụng. Chúc bạn luôn có đôi mắt đẹp và khỏe mạnh!