Số người mắc tật cận thị ngày càng tăng cao hơn hiện nay. Vậy, cận thị có di truyền không? Các yếu tố gây nên tật cận thị là gì? Cùng Mắt Việt tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
1) Cận thị có di truyền hay không?
Cận thị, một loại tật khúc xạ gây khó khăn trong việc nhìn rõ đối tượng từ xa.. Người ta thường nghĩ rằng nguyên nhân của việc cận thị chính là do sử dụng sách, tivi, và màn hình vi tính quá gần, thực tế cho thấy tương quan giữa di truyền và cận thị là rất đáng chú ý.
Khả năng di truyền cận thị là rất cao, và đây là một yếu tố quan trọng góp phần làm phát triển tật cận thị. Nếu cả bố và mẹ đều mắc cận thị, khả năng trẻ sinh ra bị cận thị dao động từ 33% đến 60%. Nếu chỉ một trong hai người là người bị cận thị và người còn lại có thị lực bình thường, khả năng di truyền cận thị vẫn cao, từ 23% đến 40%. Mức độ cận thị của cha mẹ cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển và tật khúc xạ cuối cùng của trẻ.
Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra cận thị, và dấu hiệu về sự gia tăng của tình trạng này là điều đáng báo động. Số người mắc cận thị đang tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội và cuộc sống hàng ngày.
Điều này thể hiện sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức về yếu tố di truyền trong cận thị và khuyến nghị việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc thị lực tốt hơn, nhất là đối với những người có tiền sử gia đình về cận thị.
Xem thêm: Cận thị và loạn thị: Khác nhau chỗ nào? Tật nào nặng hơn
2) Cận thị do di truyền có khắc phục được không?
Cận thị do di truyền không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập mà còn có tác động sâu sắc đến cuộc sống và sự nghiệp sau này của trẻ, thậm chí còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt. Với cận thị bẩm sinh, trẻ thường phải đối mặt với mức độ cận thị nặng nề. Hơn nữa, trẻ mắc cận thị do di truyền nếu không được can thiệp kịp thời khi lớn có thể phải đối mặt với các vấn đề bệnh lý như bong võng mạc, bệnh glaucoma, và thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn do thoái hóa điểm hoàng.
Cận thị bẩm sinh có thể khắc phục bằng cách đeo kính gọng hay kính áp tròng. Ngoài ra, người bị cận thị di truyền có thể can thiệp phẫu thuật khúc xạ để xóa cận hoặc làm giảm độ cận xuống.Ngoài ra, chúng ta có thể điều chỉnh tác động đến sự tiến triển của cận thị, các mức độ cận thị thông qua việc thực hành hành vi và lối sống thông qua một số biện pháp như sau:
- Học tập ở nơi có đủ ánh sáng: Học tập, đọc sách, làm việc ở nơi có đủ ánh sáng để giúp mắt hoạt động hiệu quả hơn và giảm tác động gây ra cận thị. Điều này bao gồm cả việc hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử trong môi trường thiếu ánh sáng.
- Bổ sung dưỡng chất: Cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho mắt bằng cách bổ sung các loại vitamin như A, B2, B6 từ các loại rau củ quả. Việc này giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khỏe thị lực.
- Thường xuyên đo, khám mắt: Định kỳ đo, khám sức khỏe mắt của giúp phát hiện sớm các vấn đề và can thiệp kịp thời để ngăn chặn tình trạng cận thị di truyền từ việc phát triển xấu hơn.
- Thay đổi thói quen sử dụng các thiết bị điện tử: Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đủ cho mắt và thực hiện các bài tập giúp mắt thư giãn.
Thông qua bài viết trên, hy vọng ba mẹ cũng phần nào giải đáp được câu hỏi cận thị có di truyền hay không để có được cách chăm sóc và bảo vệ thị lực cho bé được tối ưu nhất. Đừng quên ghé Mắt Việt định kỳ 6 tháng / lần để có thể đo, khám sức khỏe thị lực, đảm bảo chăm sóc mắt được tốt nhất.