Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất trong giới trẻ hiện nay. Do thói quen sinh hoạt, yếu tố ánh sáng và thiết bị điện tử, cường độ học hành khiến nhiều người có thể cận từ 1 độ cho đến 10 độ hoặc nhiều hơn nữa.
Những người bị cận thường sẽ tìm hiểu những thắc mắc như cận nặng nhất là bao nhiêu độ, cận liệu có phẫu thuật được không hoặc cận nặng có bị mù không? Những thắc mắc về cận thị sẽ được Mắt Việt chia sẻ chi tiết ở chuyên đề các tật về mắt hôm nay.
Cận thị là gì?
Cận thị hay còn gọi là tật khúc xạ cận thị xảy ra khi giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài hoặc cả hai, khiến cho các hình ảnh hội tụ trước võng mạc. Những người bị tật này ở mắt sẽ chỉ nhìn được sự vật hiện tượng trong khoảng cách gần. Nếu khoảng cách nhìn xa thì cần nheo mắt mới có thể thấy rõ.
Khi bị cận thị thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Vật ở xa sẽ nhìn thấy mờ, không rõ ràng và cần phải nheo mắt.
- Khi đọc sách hoặc nhìn lâu vào tranh ảnh, sự vật hiện tượng ở xa sẽ cảm thấy đau đầu và mỏi mắt.
- Khả năng nhìn sự vật hiện tượng vào ban đêm của người bị cận thị cũng sẽ kém hơn các đôi mắt khỏe mạnh.
- Một số người bị cận nặng còn có các triệu như bị nhảy chữ, chảy nước mắt,…
Cận thị
Cận thị cũng được chia thành nhiều loại khác nhau:
- Cận thị đơn thuần: thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi học từ 10 đến 18 tuổi, sẽ phát triển dưới 6 độ và thường đi kèm với loạn thị ở số độ nhất định.
- Cận thị thứ phát thường xuất hiện khi mắt có dấu hiệu bị xơ hóa thủy tinh thể hoặc do tác dụng phụ khi bạn sử dụng một số loại thuốc kê đơn.
- Tật cận thị giả: Tình trạng này chỉ xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết và sẽ hồi phục sau một thời gian điều trị và nghỉ ngơi nhất định.
- Cận thị thoái hóa thường sẽ xuất hiện từ 6 độ trở lên. Khi bị cận thị nặng này sẽ đi kèm theo việc thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glôcôm,… những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt..
Cận nặng nhất bao nhiêu độ?
Cận thị được chia làm nhiều cấp độ khác nhau. Nếu cận thị nhẹ có thể dùng kính cận hoặc một số phương pháp để điều chỉnh. Nếu cận quá nặng sẽ cần đến can thiệp phẫu thuật để tránh các trường hợp biến chứng không mong muốn.
Các mức độ cận thị
Cận thị được chia làm 4 mức độ khác nhau. Cụ thể:
- Cận thị ở mức nhẹ sẽ từ -0.25 diop cho đến -3 diop.
- Ở mức cận thị trung bình sẽ dao động từ -3.25 diop cho đến -6 diop.
- Cận thị nặng mức độ cận sẽ tăng lên từ -6.25 diop đến -10 diop.
- Người bị cận thị rất nặng hay còn gọi là cận thị cực đoan sẽ từ -10.25 diop trở lên.
Mức độ cận thị nặng nhất
Cận thị sẽ được kiểm chứng và đánh giá về cận thông qua các máy đo. Chúng ta không thể xác định được độ cận nặng nhất là bao nhiêu độ vì cận thị không có giới hạn nhất định, người bệnh có thể cận từ vài độ đến vài chục độ. Mức độ cận nặng của người bị cận thưởng ở mức -20 đến -25 diop. Khi bị cận thoái hóa ở mức độ cận thoái hóa này sẽ dẫn đến các bệnh về thoái hóa võng mạc, bong võng mạc.
Người bị cận thị nặng, cận thị thoái hóa đã có tình trạng tổn thương ở phần đáy mắt. Lúc này khả năng nhìn của mắt khi đã được hỗ trợ bởi kính thị lực cũng chỉ đạt ở mức 5/10 hoặc tệ hơn là 3/10. Trong điều kiện lý tưởng nhất thì người bệnh cũng có thể đạt mức nhìn 8/10 khi được hỗ trợ kính, nhưng trường hợp này là khá hiếm.
Mức độ cận thị
Liệu cận nặng có bị mù không?
Cận nặng có bị mù không? Cận đạt mức 33 độ gọi là cận nặng và đã đạt mức nguy hiểm. Ở mức độ này dưới sự hỗ trợ của kính mắt thì có thể nhìn rõ được và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi cận thị đã đạt mức -50 diop thì người bị cận sẽ chỉ nhìn thấy được các vật cách mình khoảng 2cm. Có thể nhìn nhận trong trường hợp này xem như đã bị mù.
Trong trường hợp này thì các bệnh như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc và thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thông thường, khi bị cận ở mức nhất định thì người bị cận đã chữa trị và thường ít khi để đến mức bị mù.
Những biến chứng khi bạn cận thị nặng
- Bong hoặc rách võng mạc: Khi bị cận, nhãn cầu sẽ bị lồi ra phía trước và nhạy cảm với ánh sáng nên rất dễ bong võng mạc. Điều này sẽ khiến võng mạc bị thoái hóa dần và mất đi các kết dính thần kinh dẫn đến rách võng mạc và xuất huyết dịch kính.
- Đục thủy tinh thể: Việc nhãn cầu lồi to lên khi bị cận cũng dẫn đến việc kéo dài các thành phần quang học làm cho mắt bị đục thủy tinh thể. Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng khó truyền đến võng mạc dẫn đến suy giảm thị lực. Nếu không được điều trị, người bệnh từ nhìn mờ sẽ chuyển sang không còn thấy gì nữa.
- Thoái hóa điểm vàng: Khi bị cận thị nặng, võng mạc cũng sẽ bị kéo giãn cơ học làm thay đổi các mạch máu, gây tổn thương và thoái hóa điểm vàng của mắt, khiến mắt mất khả năng nhìn các chi tiết, đường nét và màu sắc của sự vật.
- Tăng nhãn áp (Glocom góc mở): Những người bị cận thị nặng trên -8.00 Diop sẽ có nguy cơ cao bị Glocom. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm ở mắt, có thể gây mù vĩnh viễn.
- Nhược thị: Đây là một trong những biến chứng của cận thị nặng, thường gặp ở những bệnh nhân có độ cận chênh lệch giữa hai mắt cao. Não bộ của người bị cận khó tiếp nhận và truyền tải các thông tin được nhìn từ mắt nên dẫn đến nhược thị. Trước 12 tuổi, trẻ bị nhược thị có thể đeo kính và thực hiện một số bài tập về mắt. Nhưng sau 12 tuổi thì nhược thị sẽ khó điều chỉnh hơn vì lúc này mắt đã phát triển đến mức ổn định.
- Lác (lé) mắt: là một trong những triệu chứng của cận nặng vì mắt khó điều tiết và kiểm soát về hình ảnh, gây ảnh hưởng đến thị lực cũng như tính thẩm mỹ.
Biến chứng của cận nặng
Các phương pháp chăm sóc mắt khi bị cận thị nặng
Việc đầu tiên cần làm là đến các bệnh viện mắt, các cửa hàng chuyên về kính cận để đo độ và cắt kính cho mắt. Điều này sẽ giúp mắt được hỗ trợ nhìn rõ ràng, không phải điều tiết nhiều khi nhìn để cận sẽ giữ nguyên độ mà không tăng cao hơn.
Một số người sẽ cần đến các bệnh viện chuyên về mắt để khám nhãn khoa khi thất dấu hiệu bất thường về mắt để được cung cấp thêm về thuốc uống, nhỏ mắt và hỗ trợ thêm cùng kính mắt để đạt hiệu quả chăm sóc mắt tốt nhất. Trong một số trường hợp có thể cần thực hiện phẫu thuật để có thể kiểm soát các bệnh về cận thị tốt nhất.
Nên hoạt động trong môi trường có ánh sáng tốt, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên. Khoa học đã chứng minh khi hoạt động trong điều kiện ánh sáng tốt để mắt được phóng tầm ra xa thì có thể hạn chế được bệnh về cận thị.
Mắt cũng sẽ cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để cải thiện các tật về mắt. Nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, nhiều các thành phần như vitamin C, A, E, chất chống oxy hóa, Omega-3,… Những thành phần này thường có nhiều trong các loại trái cây mọng nước, màu đỏ hoặc các loại thịt, cá, trứng và các loại hạt.
Tránh làm việc và học tập với cường độ cao tại những nơi thiếu ánh sáng.
Thường xuyên đi kiểm tra mắt để chọn các loại kính cận phù hợp với mức độ của mắt. Nên đo kính từ 3 tháng đến 6 tháng/lần.
Đeo kính khi cận nặng
Cận thị đạt bao nhiêu độ thì có thể phẫu thuật?
Phẫu thuật cận thị thường được thực hiện cho độ tuổi từ 18 trở lên. Bởi lúc này cấu trúc của mắt đã được phát triển hoàn thiện và đảm bảo sức khỏe tốt cho việc phẫu thuật. Thông thường thì người bị cận trên 10 độ mới nên tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, từ 6 độ trở lên nếu có nhu cầu phẫu thuật cũng đã có thể thực hiện được.
Quan trọng là việc phẫu thuật cải thiện tật cận thị ở mắt sẽ được quyết định bởi các bác sĩ chuyên khoa. Người bị cận cần thăm khám tại các bệnh viện mắt để bác sĩ về nhãn khoa tư vấn và đưa ra cho bạn các phương pháp điều trị cận thị ở mắt phù hợp nhất.
Cận thị cần được đến các trung tâm kính mắt, bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám theo định kỳ. Cần phải thay đổi môi trường ánh sáng làm việc và những thói quen gây hại cho mắt cũng như có các bài tập luyện mắt và có chế độ dinh dưỡng khoa học. Hy vọng thông qua bài viết này người bị cận sẽ có câu trả lời cho việc cận nặng có bị mù không? Nhằm hiểu thêm về bệnh lý của mình và có nhiều thay đổi tích cực, tốt cho mắt.