
Cận thị thường bắt đầu từ thời thơ ấu, phổ biến nhất trong độ tuổi 8 - 10, do sự phát triển quá mức của nhãn cầu. Nghiên cứu cho thấy cận thị thường ổn định từ 15 - 20 tuổi, trung bình là khoảng 16 tuổi. Tuy nhiên, mức độ cận, độ tuổi khởi phát, yếu tố di truyền và môi trường có thể ảnh hưởng đến thời điểm cận thị ngừng tiến triển.
Mức độ cận thị có ảnh hưởng đến thời gian ổn định không?
Những người bị cận nhẹ đến trung bình thường thấy đơn kính ổn định ở độ tuổi đầu 20. Trong khi đó, cận nặng có thể tiếp tục tăng ngay cả khi đã ngoài 20 tuổi.
Cận thị nhẹ đến trung bình
Cận nhẹ đến trung bình có độ cận dưới -6.00 Diop (D) và có thể dễ dàng điều chỉnh bằng kính gọng hoặc kính áp tròng.
Nghiên cứu cho thấy:
- 50% người bị cận thị ổn định ở tuổi 15.
- 75% ổn định ở tuổi 18.
- 90% ổn định ở tuổi 21.
- Gần như tất cả trường hợp cận thị ổn định trước 24 tuổi.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khoảng 1/3 số người trưởng thành vẫn tiếp tục bị tăng độ sau 20 tuổi.
Xem thêm: 8 dấu hiệu của đôi mắt tiết lộ về sức khoẻ của bạn
Cận thị nặng (trên -6.00D)
Một số người bị cận nặng vẫn thấy độ cận tiếp tục tăng qua từng lần khám mắt hàng năm.
Những người khởi phát cận thị từ rất sớm có tốc độ tăng độ cao hơn bình thường. Cận thị nặng thường có yếu tố di truyền, nhãn cầu dài hơn mức bình thường hoặc giác mạc có độ cong quá lớn.
Cận thị nặng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về mắt, bao gồm:
- Glaucoma (tăng nhãn áp)
- Đục thủy tinh thể (posterior subcapsular, nuclear cataracts)
- Bong võng mạc
- Thoái hóa điểm vàng do cận thị (Myopic macular degeneration - MMD)
Cận thị thường ổn định ở tuổi 24
Hầu hết những người bị cận nhẹ đến trung bình sẽ có độ cận ổn định trước 24 tuổi. Tuy nhiên, những trường hợp cận thị nặng và cận thị bệnh lý (pathological myopia) có thể tiếp tục tiến triển ngay cả sau tuổi trưởng thành.
Hiện nay, nhiều phương pháp đã được nghiên cứu để làm chậm quá trình tiến triển của cận thị, bao gồm:
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt atropine liều thấp hàng ngày
- Tròng kính kiểm soát cận thị (như Essilor Stellest)
- Kính áp tròng Ortho-K (đeo ban đêm để điều chỉnh tạm thời tật cận thị)
- Tăng thời gian hoạt động ngoài trời
- Thực hiện nghỉ mắt thường xuyên khi làm việc gần (sử dụng quy tắc 20-20-20)
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên giúp giảm nguy cơ mắc và tiến triển cận thị. Trẻ em và thanh thiếu niên dành nhiều thời gian ngoài trời có thể giảm nguy cơ mắc cận thị khởi phát muộn (sau 15 tuổi).
Khám mắt định kỳ là cách tốt nhất để theo dõi và kiểm soát tiến triển cận thị, ngăn ngừa nguy cơ mắc cận thị nặng và các bệnh lý mắt liên quan.
Kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ dưới 18 tuổi với tròng kính Essilor Stellest
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, khi cận thị vẫn đang trong giai đoạn tiến triển, việc kiểm soát tăng độ là vô cùng quan trọng. Tròng kính Essilor Stellest là một giải pháp tiên tiến được thiết kế đặc biệt để làm chậm quá trình tiến triển cận thị, giúp bảo vệ thị lực cho trẻ trong tương lai.
Lợi ích của tròng kính Essilor Stellest:
- Làm chậm trung bình 67% tốc độ tiến triển cận thị, giúp giảm nguy cơ mắc cận thị nặng.
- Công nghệ H.A.L.T. (Highly Aspherical Lenslet Target) tạo môi trường quang học giúp kiểm soát sự phát triển của nhãn cầu.
- Thiết kế tròng kính trong suốt, mang lại tầm nhìn sắc nét như tròng kính thông thường.
- Bảo vệ đôi mắt trẻ trong dài hạn, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mắt nghiêm trọng như thoái hóa điểm vàng hay bong võng mạc.
Việc phát hiện sớm và áp dụng giải pháp kiểm soát cận thị ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ có đôi mắt khỏe mạnh hơn khi trưởng thành. Khám mắt định kỳ tại Mắt Việt để được tư vấn về tròng kính Essilor Stellest và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho con bạn!
Hãy đến ngay Mắt Việt để được kiểm tra thị lực toàn diện và tư vấn phương pháp kiểm soát cận thị hiệu quả!